Vệ tinh NanoDragon ‘made in’ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ được phóng ngày 1-10

Vệ tinh NanoDragon ‘made in’ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ được phóng ngày 1-10

[ad_1]

Vệ tinh NanoDragon made in Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ được phóng ngày 1-10 - Ảnh 1.

Các thành viên trong quá trình nghiên cứu NanoDragion – Ảnh: VNSC

Theo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), hôm nay 20-8, Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật (JAXA) chính thức thông báo lịch phóng tên lửa Epsilon 5 mang theo vệ tinh NanoDragon của Việt Nam. 

Theo đó, thời gian phóng dự kiến vào khoảng 9h48-9h59 giờ Nhật, tương đương 7h48-7h59 giờ Việt Nam, ngày 1-10-2021. Thời gian phóng dự bị từ 2-10 đến ngày 30-11. Địa điểm phóng sẽ là Trung tâm Vũ trụ Uchinoura (Nhật).

Cùng với vệ tinh của Việt Nam, lần phóng này còn có 8 vệ tinh khác của JAXA, các trường đại học, viện nghiên cứu và các công ty của Nhật. 

NanoDragon là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020.

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã đưa NanoDragon sang Nhật Bản bàn giao cho JAXA vào ngày 11-8 từ sân bay Nội Bài.

Trong hai ngày 16 và 17-8, JAXA đã kiểm tra những bước cuối cùng về hình dáng, kích thước, hệ thống đóng cắt nguồn điện nhằm đảm bảo an toàn phóng vệ tinh…

Vệ tinh NanoDragon made in Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ được phóng ngày 1-10 - Ảnh 2.

Phần chính của vệ tinh NanoDragon – Ảnh: VNSC

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat, lớp nano. Vệ tinh nặng khoảng 4kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5mm).

Dự kiến NanoDragon sẽ hoạt động trên quỹ đạo ở độ cao khoảng 560km. Ở vị trí này, vệ tinh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System – AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển…

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS Lê Xuân Huy – phó giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam – cho biết NanoDragon là một bước đi tiếp theo đánh dấu việc từng bước Việt Nam làm chủ hơn về công nghệ vệ tinh.

Toàn bộ quá trình thiết kế, gia công chế tạo, lắp ráp tích hợp và thử nghiệm chức năng NanoDragon diễn ra ở Việt Nam và không cần sự giúp đỡ nào đáng kể về mặt công nghệ.

[ad_2]

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *